Cây ngải sậy An Giang có khả năng kháng Ung Thư | NẤM LINH CHI - THẢO DƯỢC THƯỢNG HẠNG CHO SỨC KHỎE ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG TRÊN 2000 NĂM

Nấm linh Chi Hoàng Gia

Nấm linh Chi Hoàng Gia
Nấm linh Chi Hoàng Gia

Friday, 20 June 2014

Cây ngải sậy An Giang có khả năng kháng Ung Thư

bài thuốc quý từ ngãi sậy An Giang
Bài thuốc quý từ ngãi sậy An Giang
www.linhchivietnam.net - Theo một nghiên cứu của các tác giả Trần Công Luận, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trung tâm sâm và dược liệu TPHCM; Trần Thu Hoa, Trường đại học y dược TPHCM; khi thực hiện các khảo sát về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu ba loài Ngải sậy An Giang, gồm Ngải sậy củ nhỏ (SN), Ngải sậy củ lớn (SL) và Ngải sậy Campuchia (SC) đã xác định được thành phần hóa học trong tinh dầu của ba loài này.

Tinh dầu SL chứa hàm lượng zerumbon cao và có tác dụng chống phân bào trên dòng tế bào ung thư tử cung Hela ở nồng độ ức chế 50% là 5,81 ± 0,47 µ/ml, đồng thời thể hiện tính cảm ứng trong quá trình apoptosis trên tế bào Hela. Tinh dầu ba loài Ngải sậy, đặc biệt là SC có hoạt tính kháng nấm tốt trên một số loại nấm da và Candida albicans. Nhóm nghiên cứu cho rằng, tinh dầu bao loài Ngải sậy thuộc chi Zingiber có thành phần các cấu tử khác nhau, đặc biệt SL chứa hàm lượng zerumbon cao (52,4%). Có thể phát triển SL làm nguồn nguyên liệu chiết zenrumbon, dùng để phòng chống ung thư.

Họ Gừng ở Việt Nam có từ 17 đến 20 chi và trên gần 100 loài. Các cây họ Gừng đã được sử dụng từ lâu đời. Người ta dùng thân rễ của chúng để làm thuốc như Riềng nếp giúp tiêu hóa, đau bao tử, dùng Nghệ trị đau dạ dày, làm mau lành vết thương. Ngoài ra, các tác dụng kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu các loài thuộc họ Gừng cũng được quan tâm nghiên cứu trên thế giới.

Dựa trên kết quả các nghiên cứu trước đây về một số cây họ Gừng ở vùng Bảy Núi, Tịnh Biên, An Giang. Kết quả cho thấy tác dụng độc tế bào cảu tinh dầu Ngải sậy là mạnh nhất. Tiếp nối các kết quả này, nhóm nghiên cứu đi sâu vào thu nhập và nghiên cứu thành công tinh dầu, cơ chế kháng ung thư và khả năng kháng nấm cảu tinh dầu loại Ngải sậy này. Vấn đề đặt ra la trong quá trình thu mẫu, họ phát hiện có đến ba loài được người địa phương gọi là Ngải sậy, gồm Ngải sậy Campuchia, Ngải sậy củ nhỏ (giống với mẫu Ngải sậy trong các nghiên cứu trước đây) và Ngải sậy củ lớn. Tuy cùng được gọi là Ngải sậy, nhưng ba loại này có nhiều điểm khác nhau ban đàu về hình dạng, màu sắc, mùi vị. Đây là một trong những khó khăn lớn khi sử dụng, phát triển các cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Với mong muốn phát huy tiềm lực cây thuốc của Việt Nam, đặc biệt là nguồn Ngải của vùng Bảy núi, tỉnh An Giang, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu 3 loại Ngải sậy này.
củ ngãi sậy an giang
Củ ngãi sậy An Giang
Đối tượng nghiên cứu là thân rễ tươi của ba loài Ngải sậy gồm Ngải sậy củ nhỏ, Ngải sậy củ lớn và Ngải sậy Campuchia thu hái tại vùng Bảy Núi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tiến hành xác định độc tính tế bào trên 3 dòng tế bào: ung thư cổ tử cung (Hela) và ung thư vú MCF-7 và ung thư phổi (NCI-H460).

Kết quả phân tích cho thấy các tinh dầu có thành phần rất khác nhau về số lượng và hàm lượng của các hợp chất cấu thành. Cụ thể trong tinh dầu SN có 30 hợp chất với 3 thành phần chính là eucalyptol (18,1%), L-terpinen-4-ol (18,4%) và epiglobulol (12,7%). Trong tinh dầu SL có 21 hợp chất với thành phần chủ yếu là zerumbon (52,4%), hợp chất này có tiềm năng để làm thuốc phòng và điều trị ung thư. Trong tinh dầu SC có 25 hợp chất với   L-terpinen-4-ol chiếm ưu thế (30,6%).

Hoạt tính kháng ung thư.
Kết quả thử nghiệm sàng lọc sơ bộ ở nồng độ 100µ/ml, trên ba dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela, ung thư phổi NIC-H460, ugn thư vú MCF-7, cho thấy tinh dầu SN và SL có khả năng gây độc tế bào mạnh nhất, và ưu thế nhất trên dòng tế bào ung thư phổi NIC-H460.

Hình thái của tế bào thay đổi do cảm ứng với tinh dầu SN và SL khác nhau. Tinh dầu SL làm tế bào co lại, tách khỏi đáy bình nuôi cấy và chiết quang mạnh hơn tinh dầu SN. Bên cạnh đó, thành phần cấu tử của hai tinh dầu cũng không giống nhau, điều này cho thấy cấu tử có vai trò gây độc tế bào trong hai tinh dầu này là khác nhau. Trong khi ở mẫu SC tế bào vẫn còn bám dính vào đáy bình Roux để tăng sinh, đồng thời tỷ lệ tế bào chết thấp (44,82%) nên dự đoán khả năng gây độc tế bào của mẫu này không cao, không có tiềm năng so với hai mẫu tinh dầu còn lại.

Nồng độ ức chế 50% (IC50) tế bào Hela của tinh dầu SN là 17,19 ±2,37µ/ml, và SL là 5,8±0,47µg/ml. Theo viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ, dịch chiết có IC50<20 µg/ml được xem là có tính độc tế bào. Ở đây, cả hai mẫy tinh dầu SL và SN đều có IC<20 µg/ml, nghĩa là có tiềm năng kháng ung thư.

Kết quả điện di trên gel agarose cho thấy mẫu SN ở nồng độ 20 µg/ml gây hiện tượng DNA phân mảnh không rõ lắm. Mẫu SL ở nồng độ 6 µg/ml đã gây nên sự phân mảnh DNA bộ gien của tế bào Hela sau 48 giờ xử lý. Điều này cho thấy SL đã cảm ứng quá trình apoptosis trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela ở các điều kiện khảo sát.

1 comment: